Màu sắc của giấc ngủ: Giải mã tác động của ánh sáng xanh đến nhịp sinh học

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng một sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên, con người hiện đại ngày nay có xu hướng ngủ ít hơn những thời đại trước đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng giảm. Giấc ngủ kém có liên quan đến bệnh tim, tiểu đường loại 2, trầm cảm và béo phì. Việc sử dụng ánh sáng nhân tạo và thiết bị điện tử vào ban đêm có thể góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ này.

1. Ánh sáng xanh và đồng hồ sinh học

Cơ thể con người có chức năng như một chiếc đồng hồ, điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Một chu kỳ sinh học dài 24 giờ, có ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều chức năng trong cơ thể. Quan trọng nhất, đồng hồ sinh học thường quyết định khi nào cơ thể cần ngủ để nghỉ ngơi và khi nào là lúc cần thức dậy và hoạt động.

Tuy nhiên, nhịp sinh học được hình thành một phần lớn nhờ vào các tín hiệu từ môi trường bên ngoài, quan trọng nhất là ánh sáng ban ngày và bóng tối vào ban đêm.

Ánh sáng bước sóng màu xanh khiến kích thích các cảm biến trong mắt, từ đó gửi tín hiệu đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Ánh sáng mặt trời và ánh sáng trắng chứa hỗn hợp các bước sóng khác nhau, mỗi bước sóng có một lượng ánh sáng xanh đáng kể. Nhận ánh sáng xanh, đặc biệt là từ mặt trời, vào ban ngày giúp cơ thể tỉnh táo đồng thời cải thiện hiệu suất hoạt động và tâm trạng, vì vậy, các thiết bị trị liệu bằng ánh sáng xanh có thể giúp điều trị trầm cảm.

Đồng thời, bóng đèn xanh đã được chứng minh là có khả năng làm giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng, hiệu suất làm việc và giấc ngủ của nhân viên văn phòng.

Tuy nhiên, nhiều loại bóng đèn hiện nay và các thiết bị điện tử, đặc biệt là màn hình máy tính, cũng tạo ra một lượng lớn ánh sáng xanh và có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi trời tối, cơ thể tiết ra hormone melatonin, tạo cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Ánh sáng xanh, từ mặt trời hay máy tính xách tay có ảnh hưởng lớn tới việc ức chế sản xuất melatonin, do đó làm giảm cả số lượng giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ. Các nghiên cứu đã liên kết quá trình ức chế melatonin vào buổi tối với các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm hội chứng chuyển hóabéo phì, ung thư và trầm cảm.

2. Sử dụng kính màu

Sử dụng một số loại kính mắt có màu đỏ vàng như màu hổ phách là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh cho mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh vào ban đêm. Những chiếc kính này có hiệu quả ngăn chặn ánh sáng xanh truyền đến giác mạc.

Do đó, não bộ sẽ không nhận được tín hiệu từ ánh sáng, giúp đồng hồ sinh học hoạt động bình thường. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi người dùng sử dụng kính chặn ánh sáng xanh, ngay cả trong phòng sáng hoặc trong khi sử dụng thiết bị điện tử, cơ thể sẽ sản xuất nhiều melatonin tương đương với khi trời tối.

Trong một nghiên cứu, mức độ melatonin trong cơ thể người vào buổi tối được so sánh qua các điều kiện khác nhau, gồm ánh sáng yếu, ánh sáng mạnh và ánh sáng mạnh với kính màu. Ánh sáng mạnh gần như ức chế hoàn toàn việc sản xuất melatonin, trong khi ánh sáng mờ thì không.

Đáng chú ý, những người đeo kính màu, cơ thể họ sản xuất cùng một lượng melatonin như những người tiếp xúc với ánh sáng mờ. Tương tự như vậy, kính chặn ánh sáng xanh đã được chứng minh có thể cải tiến lớn trong chất lượng giấc ngủ và trạng thái tâm lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *